Skip to main content

MỘT SỐ MẸO BẢO QUẢN THỰC PHẨM CẦN THAM KHẢO

1. Bảo quản bằng tủ lạnh, tủ mát, tủ đông:

  • Nếu nhiệt độ tủ quá cao (nóng), đây có thể là kết quả của việc hoạt động quá tải. Việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh có thể gây giảm công suất bộ phận làm mát. Ngoài ra, còn có một mối nguy hiểm nữa là nếu đóng cửa tủ lạnh không đúng cách sẽ khiến khí lạnh không lưu thông đều khắp các loại thực phẩm. Hậu quả đồ ăn ôi thiu hoặc nhanh hỏng là tất yếu.
  • Không nên để các loại thực phẩm đóng hộp đã khui trong tủ lạnh. Điều này có thể dẫn đến ô nhiễm hóa chất, đặc biệt là thực phẩm có tính axit như trái cây và cà chua. Hãy chọn vật dụng chứa thức ăn làm từ chất liệu an toàn như nhựa.

a)     Cách sắp xếp:

  •  Kệ trên cùng và giữa: Bảo quản thực phẩm ăn liền, thức ăn thừa, đồ hộp chế biến sẵn, salad rau đã trộn,…Luôn đóng gói chúng thật kĩ để tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ. Điều này vừa giúp giữ sạch tủ lạnh không bị ám mùi, vừa tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt, không để thực phẩm sống ở gần đồ ăn đã nấu chín.
  •  Kệ dưới cùng: Đây là nơi sẽ để các loại thịt heo, bò gà, cá,…sống đã được đóng gói hoặc bỏ hộp kín. Thịt sống phải luôn được lưu trữ ở dưới cùng của tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Ngăn kéo bảo quản rau củ: Trước khi cho vào tủ lạnh, cần rửa trái cây, rau quả, xà lách. Đồng thời, bọc rau củ trong giấy hoặc hộp nhựa có lỗ khí để giữ chúng không bị ô nhiễm, dập nát. Đối với các loại xà lách, thảo mộc, hãy bọc chúng trong khăn giấy ẩm trước khi bảo quản. Điều này giúp không luôn khô ráo và giữ được độ tươi lâu hơn.

b)     Nhiệt độ trong tủ lạnh:

Duy trì ở mức 0 đến 5 độ C để làm chậm tốc độ hư hỏng của thực phẩm.

c)      Bảo quản rau củ xanh:

  • Rau sẽ tươi lâu hơn khi được rửa sạch, bọc trong khăn giấy và để trong ngăn mát tủ lạnh, cũng có thể dùng túi nhựa kín để bọc rau lại. Việc rửa rau trước khi lưu trữ giúp rút ngắn thời gian sơ chế thực phẩm trước khi chế biến. Thậm chí, nếu mua rau đã sơ chế, cũng nên rửa lại trước khi nấu các món ăn hàng ngày.
  • Với bí và một số củ quả khác: Bảo quản ở nơi khô, tối bên ngoài tủ lạnh (như tủ, gầm chạn,…). Cũng có thể lưu trữ tỏi, hành tây, khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, bí ngô theo cách này.
  • Với cà chua: Để cà chua ngon nhất, bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Điều này giúp cà chín đều. Một khi đã chín, chúng có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

d)     Bảo quản trái cây tươi:

-         Bọc trái cây trong túi nhựa có lỗ thông hơi nhỏ (lỗ mở) hoặc túi lưới để giúp trái cây tươi lâu hơn nhờ được giải phóng độ ẩm. Cách bảo quản này áp dụng được tốt nhất cho các loại quả mọng như nho, việt quất, anh đào, dâu tây. Riêng với táo và một số loại trái cây có thời gian chín nhanh, cần giữ chúng ở ngăn riêng trong tủ lạnh – nếu có thể. Một số loại trái cây khác như mơ, ổi, bơ, kiwi, xoài, dưa, đu đủ, đào, chuối, mận,… nên để chúng ở nhiệt độ phòng cho chín đều. Sau đó, mới cho vào ngăn mát tủ lạnh để dự trữ được lâu hơn.

-         Dưới đây là thời hạn bảo quản một số loại trái cây trong ngăn mát tủ lạnh:

·         Táo, lê: 3 – 4 tuần

·         Bơ chín, ổi, dứa (thơm), mận, dâu tây: 3 – 5 ngày

·         Việt quất, dưa chín: 1 – 2 tuần

·         Quả anh đào, nho, kiwi chín, xoài chín, đào chín: 4 – 7 ngày

·         Bưởi, cam: 2 – 3 tuần

·         Lựu: 1 – 2 tháng

·         Dưa hấu: 2 tuần

-         Nếu lưu trữ trái cây ở ngăn đông lạnh, trước hết, rửa sạch chúng, để ráo nước. Xếp trái cây vào hộp sạch, hoặc khay đủ để vừa ngăn đá, để tránh trái cây dính vào nhau, rồi cho vào ngăn đá đông lạnh. Ngoài ra, có thể cắt nhỏ chúng, cho vào hộp/ hũ sạch rồi đặt trong tủ lạnh cũng được.

e)      Bảo quản các loại rau củ quả tươi:

-         Mỗi loại rau củ quả có thời hạn bảo quản khác nhau trong tủ lạnh. Trong đó, hầu hết các loại rau, cà rốt, khoai tây, bông cải xanh, bắp cải, cần tây nên được lưu trữ trong túi nhựa, hoặc hộp đựng trong tủ lạnh. Nấm thì nên bọc trong túi giấy. Dưới đây là hạn bảo quản của một số loại rau củ quả phổ biến trong tủ lạnh:

·         Măng tây: 3 – 4 ngày

·         Các loại đậu: 3 – 5 ngày

·         Củ cải: 2 tuần

·         Bắp cải: 3 – 5 ngày

·         Cải bắp trắng: 1 tuần

·         Cà rốt: 3 – 4 tuần

·         Súp lơ: 1 tuần

·         Rau cần tây: 1 – 2 tuần

·         Ngô (bắp): 1 – 2 ngày

·         Dưa leo: 1 tuần

·         Hành lá: 7 – 10 ngày

·         Rau diếp cá: 1 tuần

·         Bông cải xanh: 3 – 5 ngày

·         Nấm: 4 – 7 ngày

·         Củ cải vàng: 3 – 4 tuần

·         Đậu Hà Lan còn vỏ: 3 – 4 ngày

·         Ớt (xanh, đỏ): 1 – 2 tuần

·         Khoai tây: 1 tuần

·         Rau mâm xôi: 3 – 5 ngày

·         Giá đỗ: 3 – 5 ngày

·         Bí đao: 4 – 5 ngày

·         Rau củ đóng hộp: Tùy thời hạn sử dụng ghi trên hộp, thông thường là 1 đến 2 năm.

-         Đông lạnh rau củ là cách nhanh chóng và dễ dàng nhất giúp bảo quản được chất dinh dưỡng của loại thực phẩm này quanh năm. Hầu hết các loại rau cần được chần qua nước sôi trước khi đông lạnh. Nghĩa là, nên luộc toàn bộ rau trong 1 – 2 phút, rồi ngâm trong thau nước đá lạnh để dừng quá trình nấu chín. Điều này giúp rau củ giữ lâu được đến 1 năm trong ngăn đông. Tuy nhiên, khuyến nghị không áp dụng được cho atiso, cà tím, rau diếp cá, khoai tây (trừ khoai tây nghiền) củ cải, rau mầm, khoai lang

f)       Thực phẩm thịt sống:

  • Với các loại thịt heo, gà, thịt bò tươi sống, nên rửa sạch rồi đem cắt nhỏ thành từng phần. Sau đó, chia thịt vào các hộp tùy vào nhu cầu chế biến. Kế đến, cho các hộp thịt vào ngăn đông tủ lạnh, dùng dần trong tối đa 1 tháng.
  •  Với thịt sống đã tẩm ướp gia vị, cũng có thể bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh. Trước khi chế biến thì lấy hộp thịt ra, để rã đông ít nhất 1 giờ đồng hồ. Còn nếu sử dụng ngay, thì cho thịt ở ngăn mát tủ lạnh và lưu trữ tối đa 3 ngày. Với các loại thịt đã được nấu chín, cũng có thể để ở ngăn mát (tối đa 3 – 5 ngày) hoặc ngăn đông (tối đa 2 tháng) để bảo quản. Trước khi ăn, nhớ hâm nóng lại chín mềm.

g)     Bảo quản cá, hải quản tươi:

  • Với các loại hải sản tươi nói chung, bao gồm cả cá sống, nên sơ chế thật sạch và khử mùi tanh, rồi cho vào hộp kín hoặc túi zip khóa kéo. Bảo quản hải sản ở ngăn mát tối đa từ 3 đến 5 ngày, còn ngăn đông thì lâu hơn – tốt nhất dưới 3 tháng. Cũng như thịt, nên chia cá, cua, tôm,…thành nhiều phần và để hộp riêng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lấy khối lượng hải sản chế biến thích hợp.

h)     Bảo quản trứng:

  • Không để trứng sống ở cửa tủ lạnh. Thay vào đó, bảo quản trứng ở ngăn giữa tủ lạnh để giữ nhiệt độ ổn định và mát mẻ. Hạn sử dụng trứng xem trên bao bì.
  • Với trứng đã tách lòng trắng hoặc lòng đỏ, nên cho chúng vào hộp, đậy nắp lại thật kín để không thoát mùi. Sau đó, bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh, tối đa 2 – 4 ngày. Để tránh lòng đỏ trứng bị khô, hãy rắc ít nước lạnh lên trên lòng đỏ rồi mới đậy nắp. Trước khi dùng thì nhớ xả bỏ phần nước thừa.

i)       Bảo quản thức ăn nấu chín:

  • Đồ ăn đã nấu chín thường gây ám mùi tủ lạnh, nhất là thực vật lên men. Do đó, cần bảo quản thức ăn thừa trong hộp kín rồi mới bảo quản trong tủ lạnh. Với điều kiện nhiệt độ từ 2 đến 4 độ C, thức ăn đã nấu chín có thể để được trong tủ lạnh tối đa 3 ngày. Trước khi ăn, nhớ hâm chín lại.